Câu nói nổi tiếng từ bao đời nay: ‘Lấy vợ chọn đức không dâm, lấy chồng chọn tâm không tham của’, nhiều người không nghe vẫn cưới nhầm người
Kết hôn là việc hệ trọng của đời người, không những liên quan đến hạnh phúc tương lai của mình và ảnh hưởng đến việc thành bại của thế hệ về sau cho nên người Trung Quốc rất coi trọng việc cưới hỏi.
Thời xưa ở Trung Quốc có câu: Lấy vợ chọn người có đức chứ không tham, lấy chồng phải chọn người có người có một lòng một dạ nhưng không tham lấy của cải. Chẳng hạn như nhà giàu có hay quý tộc thời xưa thì rất coi trọng gia đình gia giáo lễ nghĩa, không được “vơ bèo vạt tép” vì hôn nhân là việc đại sự, cho nên chọn vợ phải chọn người xứng đôi vừa lứa và có đầy đủ các đức hạnh. Chính bởi vì hôn nhân là việc quan trọng cho nên bất luận ở thời đại nào cũng có thể áp dụng câu nói trên.
Ví dụ như việc Võ Đại Lang trong “Thuỷ Hử” lấy được Phan Kim Liên xinh đẹp làm vợ khiến bao người phải ganh tị. Nhưng kết quả là nàng Phan Kim Liên dù là người có nhan sắc nhưng cũng là người lẳng lơ để rồi cuối cùng thành ác phụ khét tiếng.
Bản chất con người ai cũng có lòng mong muốn được vẹn toàn để đỡ khổ, cho nên người xưa khuyên khi lấy vợ phải chọn người có đức vẹn toàn chứ không phải dâm, như vậy mới là điều tốt. Tuy nhiên, ngoài đời mọi người đều mong lấy được người đức hạnh vẹn toàn nhưng không may lại chọn phải cái xấu mà bỏ qua cái tốt, tại sao lại như vậy?
Khi nói đến bản tính, con người thường tìm kiếm ưu điểm và bỏ qua nhược điểm, nên nhiều người đều hiểu rằng sắc đẹp cũng là một loại lợi ích. Loại lợi ích này có thể nhìn thấy dễ dàng một cách trực quan. Nhưng trái lại, cái đức dù nó có giá trị cao, nhưng nó là một lợi ích vô hình và khó nhìn, cầm nắm được và trong một khoảng thời gian ngắn thì lợi ích mà đức đem lại cũng sẽ không hiển thị ngay.
Tầm nhìn của một người cũng được phân chia thành dài và ngắn, nếu bạn có tầm nhìn dài hạn thì bạn có thể nhìn thấy giá trị bên dưới nó, còn đối với người thiển cận, hoặc những người có trình độ hiểu biết thấp thì sẽ không nhìn nhận thấy giá trị của điều đó ngay. Trong khi đó, công dụng và lợi ích của vẻ đẹp đã rất rõ ràng rồi thì sắc đẹp là thứ đang hiện hữu trước mắt và gần như trong tầm tay khiến người ta không thể không mong muốn có ngay.
Có một câu thành ngữ là “sắc hư vinh“. Ngay cả những người vốn có kiến thức và suy nghĩ thấu đáo cũng có thể mất hết lý trí và khả năng phán đoán về vẻ đẹp. Và cái đẹp của đức hạnh và tình nghĩa đôi khi cũng dễ dàng bị lu mờ bởi sự thực dụng và lòng tham. Một người bình thường khi nhìn một chiếc túi da tốt thấy không thu hút bằng cái túi kém chất lượng có kiểu dáng đẹp long lanh.
Tương tự như thế, nếu một người phụ nữ không có những giá trị đạo đức thì cô ta sẽ không nghe theo câu nói của người xưa thường dạy rằng “lấy chồng phải chọn đàn ông có đức hạnh và không tham lấy của cải”. Bạn không biết rằng thứ bạn coi trọng là của cải, cũng có lúc bạn mất tất cả, ngày bạn đưa ra quyết định sai lầm thì bi kịch hôn nhân cũng sẽ xảy ra.
Vì vậy, một người xinh đẹp chưa hẳn đã là người vợ hoàn hảo. Điều quan trọng nhất của một người nằm ở “đức hạnh”. Đức hạnh chính là nhân cách và tính nết tốt. Sắc đẹp rồi cũng sẽ tàn lụi, còn là đạo đức tốt nó sẽ trường tồn mãi mãi và được lưu truyền từ thế hệ này sang thế hệ kia.
Leave a Comment