Nguồn cung căn hộ khan hiếm đang khiến thị trường BĐS chao đảo. Trong vài năm t…


Nguồn cung căn hộ khan hiếm đang khiến thị trường BĐS chao đảo.

Trong vài năm trở lại đây, nguồn cung bất động sản sụt giảm nghiêm trọng, dẫn đến việc giá bất động sản luôn có xu hướng tăng, không giảm, người dân không còn nhiều lựa chọn khi mua nhà. Hàng trăm dự án BĐS lớn vẫn “đắp chiếu” chờ Luật được sửa đổi mới có thể triển khai. Trong khi đó, rất nhiều người đã phải từ bỏ giấc mơ có một căn nhà cho riêng mình do có quá ít lựa chọn phù hợp với nhu cầu.

Cụ thể, Hiệp hội bất động sản TP.HCM (HoREA) cho biết, tổng số dự án nhà ở được UBND TP.HCM phê duyệt giảm mạnh trong 5 năm qua. Năm 2016 là 130 dự án, năm 2017 là 130 dự án, năm 2018 là 122 dự án, năm 2019 là 22 dự án, năm 2020 là 53 dự án.

Việc giảm nguồn cung dự án không chỉ khiến người mua nhà gặp khó khăn, mà còn làm thất thu ngân sách nhà nước, làm thất thoát tài sản công và nguồn lực từ đất đai. Riêng số thu tiền sử dụng đất năm 2020 chỉ đạt 7 bằng ½ số thu của năm 2019 và chỉ bằng 1/3 số thu tiền sử dụng đất năm 2017. Số thu thuế thu nhập doanh nghiệp từ kinh doanh bất động sản trong 4 năm 2017-2020 cũng có xu thế sụt giảm.

Cần gấp rút sửa Luật để gỡ điểm nghẽn nguồn cung

Nguyên nhân dẫn đến sự sụt giảm nguồn cung bất động sản trong thời gian qua, theo HoREA là trong giai đoạn 2015-2020, căn cứ vào Khoản 4 Điều 23 Luật Nhà ở 2014 chỉ công nhận chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại đối với nhà đầu tư có quyền sử dụng đất 100% đất ở, mà loại dự án này chỉ chiếm không quá 5% tổng số dự án nhà ở thương mại trên thị trường, nên kể từ ngày 10/12/2015 (Nghị định 99/2015/NĐ-CP có hiệu lực) đến tháng 8/2018, tại TP.HCM đã có 126 dự án nhà ở thương mại có đất hỗn hợp, không có 100% đất ở nên không được công nhận chủ đầu tư.
Từ tháng 9/2018 đến cuối năm 2020, các doanh nghiệp không nộp hồ sơ loại này nữa, vì có nộp thì cũng bị “bác”, nên số lượng loại dự án nhà ở không có 100% đất ở không được công nhận chủ đầu tư chắc chắn là nhiều hơn.

Chính vì vậy, theo các chuyên gia, việc sửa đổi một số quy định của Luật Nhà ở 2014 và Luật Đầu tư 2020 sẽ gỡ được “ách tắc” cho hàng trăm dự án nhà ở thương mại đang bị nghẽn trên cả nước.


Nguồn: FB NguoiBL

Post navigation

Leave a Comment

Leave a Reply

Your email address will not be published. Required fields are marked *